Trường Giang Solar

266/9/12 Tôn Đản, Phường 4, Quận 4, TP.HCM
0909 468 322 - 0934 063 093

Bộ Công Thương Đề Xuất Giá Bán Điện Mặt Trời Mái Nhà

Mục lục

    Bộ Công Thương Đề Xuất Giá Bán Điện Mặt Trời Mái Nhà

    Sau khi giữ quan điểm "giá 0 đồng" ở nhiều dự thảo nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), Bộ Công Thương đã điều chỉnh lại cách hiểu là "không mua bán dưới mọi hình thức" sau khi dư luận có nhiều tranh cãi. Ở dự thảo mới nhất, Bộ Công Thương lại đề xuất các phương án giá để mua điện dư từ loại hình này. Liên quan đến việc này, dư luận cho rằng Bộ Công Thương "quay xe" sau khi có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. 

    Ngày 14/7, Bộ Công Thương đã phát đi thông tin khẳng định Bộ Công Thương đã bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ khi xây dựng nghị định về điện mặt trời mái nhà, không có chuyện 'quay xe' chính sách như dư luận nêu.

    Bộ Công Thương Đề Xuất Giá Bán Điện Mặt Trời Mái Nhà
    Bộ Công Thương đề xuất giá bán điện mặt trời mái nhà

    Làm rõ, đề xuất nhiều phương án trong dự thảo nghị định

    Trong báo cáo số 177/BC-BCT ngày 11/7/2024 gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây, Bộ Công Thương cho biết: Đối với nhiệm vụ xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), Bộ Công Thương đã tuân thủ đầy đủ, đúng quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

    Bộ Công Thương cũng khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 278/TB-VPCP ngày 24/6/2024 của Văn phòng Chính phủ, ngày 1/7/2024, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 163/BC- BCT để báo cáo và giải trình ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. 

    Báo cáo số 163/BC- BCT Bộ Công Thương đã thể hiện quan điểm chưa xem xét giá mua bán điện dư trong thời điểm hiện nay vì: Mục tiêu điện mặt trời mái nhà để nhằm mục đích tự sản, tự tiêu cho chính tổ chức, cá nhân khi thực hiện phát triển.

    Sau khi nhận được Công văn số 4844/VPCP-CN ngày 10/7/2024 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã mời các Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Tập đoàn Điện lực Việt Nam họp tại trụ sở của Bộ. Tiếp thu ý kiến của các thành viên tham dự họp, Bộ Công Thương báo cáo và giải trình ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng tại Công văn số 4844/VPCP-CN.

    Ngay sau cuộc họp này, Bộ Công Thương đã có báo cáo giải trình làm rõ ý kiến gửi Phó Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: Trước hết, để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch, Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất. Cùng với đó, trên cơ sở ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng cơ chế về xác định điện dư không dùng hết được bán lên lưới điện quốc gia theo 3 phương án:

    Phương án 1: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu sẽ bị khống chế công suất phát điện dư lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất lắp đặt, việc này có thể thực hiện bằng giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị điều khiển công suất phát (Limit export).

    Phương án 2: Điện mặt trời tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng điện trên tổng sản lượng điện dư phát lên lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

    Phương án 3: Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được thanh toán 10% sản lượng trên tổng sản lượng điện khách hàng mua từ lưới điện quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.

    Về căn cứ của việc đề xuất nêu trên, theo Bộ Công Thương, thực hiện phương án 1 sẽ bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Tuy nhiên, việc lắp đặt thêm thiết bị Limit export sẽ làm tăng chi phí đầu tư của người sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Điều này sẽ làm hạn chế khuyến khích đầu tư, đồng thời phát sinh thêm việc nghiệm thu, theo dõi, giám sát cài đặt, vận hành thiết bị này theo đúng quy định.

    Đối với việc áp dụng phương án 2, Bộ Công Thương đánh giá "đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng hơn Phương án 1".

    Phương án 3 cũng được nhìn nhận là "đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư của người sử dụng". Tuy nhiên, Phương án 3 có sản lượng điện dư được thanh toán nhiều hơn Phương án 2.

    "Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, để bảo đảm tính khuyến khích, đơn giản trong thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội, Bộ Công Thương đề xuất thực hiện theo phương án 2", Bộ Công Thương khẳng định.

    Đề xuất 3 phương án xác định giá mua bán điện dư

    Đối với việc xác định giá mua bán điện dư, Bộ Công Thương cũng đề xuất 3 phương án thực hiện, cụ thể:

    Phương án 1: Áp dụng bằng bình quân giá điện năng theo chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công Thương ban hành. Theo Bộ Công Thương phương án này đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với hiện trạng của hệ thống đo đếm hiện nay mà không cần tốn thêm chi phí nâng cấp đảm bảo thanh toán theo thị trường điện, đặc biệt là những hộ tiêu thụ điện nhỏ; đúng với bản chất của việc bán điện dư, không cam kết công suất do vậy không khuyến khích trả chi phí công suất tránh được trong trường hợp này.

    Xem thêm 

    TRƯỜNG GIANG SOLAR

    Địa chỉ: 266/9/12 Tôn Đản, P4, Q4, TP.HCM

    Hotline: 0909 468 322 - 0934 063 093

    Email: truonggiangsolarvn@gmail.com

    Website:https://thietbisolar.vn 

                   https://truonggiangsolar.vn  

    Bài viết liên quan
    Trường Giang Solar
    Trường Giang Solar
    Sales: 0909468322 Kỹ thuật: 0934063093
    Trường Giang Solar
    Trường Giang Solar